Thông tin chính xác và đầy đủ nhất về quy hoạch Bất Động Sản tại Việt Nam. Cùng đội ngũ Quốc Bảo Bất Động Sản cập nhật liên tục định hướng phát triển và quy hoạch các khu vực bất động sản quan trọng như Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Đức, Nha Trang, Bảo Lộc, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu,…

Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh

Định hướng quy hoạch xây dựng TP.HCM đến năm 2025

Phát triển thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình: theo mô hình tập trung – đa cực, khu vực trung tâm là khu vực nội thành với bán kính 15 km và 4 cực phát triển, cụ thể:

Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh
Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh
  • Phát triển thành phố theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực nội thành cũ và các trung tâm cấp thành phố tại bốn hướng phát triển
  • Phát triển thành phố với hai hướng chính là: hướng Đông và hướng Nam ra biển và hai hướng phụ là: hướng Tây – Bắc và hướng Tây, Tây – Nam
  • Không phát triển đô thị vùng bảo tồn nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn các huyện Bình Chánh và Củ Chi;
  • Phát triển đô thị gắn với mục tiêu bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Định hướng phát triển không gian thành phố:

Khu đô thị trung tâm của thành phố là khu vực nội thành hiện hữu, khu đô thị mới Thủ Thiêm và mở rộng phát triển theo các hướng như sau:

Hướng chính phía Đông: hành lang phát triển là tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và dọc tuyến xa lộ Hà Nội phát triển các khu đô thị mới có mật độ xây dựng cao, đồng bộ về hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị;

Hướng chính phía Nam: hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Hữu Thọ với điều kiện địa chất thủy văn đặc biệt, nhiều sông rạch, có khả năng phát triển về quỹ đất đô thị và điều kiện phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; tuân thủ quy định bảo vệ sông rạch, phát huy thế mạnh đặc thù sông nước với mật độ xây dựng thấp, không làm giảm diện tích mặt nước phục vụ cho tiêu thoát nước của thành phố;

Hướng phụ phía Tây – Bắc: hành lang phát triển là tuyến quốc lộ 22 (xa lộ Xuyên Á) với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, phát triển các khu đô thị mới, hiện đại đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị;

Hướng phụ phía Tây, Tây – Nam: hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Văn Linh với điều kiện địa chất thủy văn không thuận lợi, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị có giới hạn; tuân thủ quy định bảo vệ sông rạch, không làm giảm diện tích mặt nước phục vụ cho tiêu, thoát nước của thành phố.

Quy hoạch tuyến Metro

Tuyến Metro là một hệ thống tàu điện cao cấp có thể đi ngầm dưới lòng đất hoặc di chuyển trên cao nhờ các cầu việt, ở Việt Nam thường gọi là đường sắt đô thị.

Bản đồ các tuyến Metro chính tại TP.HCM
Bản đồ các tuyến Metro chính tại TP.HCM

Nhờ thiết kế hạ tầng riêng biệt nên tốc độ của phương tiện di chuyển trên tuyến metro nhanh hơn, không có giao cắt với lối đi các phương tiện khác. Giống với hệ thống xe bus công cộng, các tuyến đi Metro di chuyển nhiều lần trong ngày, có trạm dừng, nhà ga để đón và trả khách.

Hiện tại, thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng 6 tuyến Metro kết nối xuyên suốt khu vực nội thành với các khu vực ngoại ô và các tỉnh thành vệ tinh, cụ thể như sau:

  • Tuyến Metro số 1 :Bến Thành – Suối Tiên
  • Tuyến Metro số 2 :Bến Thành – Tham Lương
  • Tuyến Metro số 3a: Bến Thành – Depot Tân Kiên
  • Tuyên Metro 3b: Ngã 6 Cộng Hoà – Hiệp Bình Phước
  • Tuyến metro số 4 : Thạnh Xuân Quận 12 – Khu đô thị Hiệp Phước
  • Tuyến Metro số 5: Depot Đa Phước – Cần Giuộc – Cầu Sài Gòn
  • Tuyến Metro số 6: Đầm Sen – Phú Lâm.

Xem chi tiết 6 tuyến Metro: Link

Quy hoạch Quận 6

Quy hoạch quận Bình Thạnh

Quy hoạch thành phố Thủ Đức

Năm 2020, đề xuất thành lập và quy hoạch thành phố Thủ Đức của Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM) đã được Thủ tướng Chính phủ ủng hộ và phê duyệt.

Khu đô thị Thủ Thiêm được quy hoạch là khu đô thị hạt nhân của TP. Thủ Đức
Khu đô thị Thủ Thiêm được quy hoạch là khu đô thị hạt nhân của TP. Thủ Đức

Theo đó, quy hoạch thành phố Thủ Đức sẽ có HĐND thành phố riêng biệt. UBND của 3 quận sẽ sáp nhập vào 1 đầu não duy nhất là UBND thành phố Thủ Đức.

Điều này góp phần giảm tải áp lực hành chính cho thành phố Hồ Chí Minh đồng thời phát triển Thủ Đức trở thành trọng điểm liên vùng, liên tỉnh bởi vị trí cửa ngõ phía Đông, kết nối với toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên định hướng phát triển không thể tách rời các đô thị lân cận như: Biên Hòa, Bình Dương, Dĩ An, Long Thành, Nhơn Trạch…

Xem thêm chi tiết: Link

Quy hoạch thành phố Bảo Lộc

Quy hoạch thành phố Bảo Lộc đến năm 2030 được định hướng phát triển theo mô hình đô thị trung tâm và cụm động lực được kết nối bởi tuyến vành đai xanh.

Đây là hướng phát triển đô thị sinh thái, thông minh, đa chức năng. Trong đó, thành phố Bảo Lộc là đô thị trung tâm phát triển các chức năng của đô thị tỉnh lỵ

Thành phố Bảo Lộc về đêm
Thành phố Bảo Lộc về đêm

Vùng phụ cận sẽ phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch nông nghiệp, nông nghiệp nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn không gian tự nhiên, bảo tồn sự đa dạng sinh học. Hình thành các cụm đô thị động lực hỗ trợ cho sự phát triển của đô thị trung tâm thành phố Bảo Lộc.

Theo đồ án đã được phê duyệt, đô thị trung tâm thành phố Bảo Lộc sẽ bao gồm nhiều phân khu: phân khu hiện trạng sẽ được chỉnh trang theo hướng xác định giá trị cốt lõi, bảo tồn, phát huy bản sắc kiến trúc, lịch sử văn hóa của Bảo Lộc.

Phân khu Công viên hồ Nam Phương sẽ phát triển thành trung tâm sinh thái độc đáo, kết nối không gian thiên nhiên, cây xanh, mặt nước với trung tâm đô thị.

Phân khu phía Bắc sẽ phát triển theo hướng trung tâm hành chính cấp vùng, thương mại dịch vụ. Phía Nam sẽ giữ nguyên Khu công nghiệp Lộc Sơn và phát triển các ngành công nghiệp, hạn chế ô nhiễm môi trường. Phía Tây, phát triển các cơ sở đào tạo nhân lực cho tỉnh và vùng Tây Nguyên.

Xem chi tiết: Link

Quy hoạch thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố duy nhất tại Việt Nam lọt vào top 10 thành phố đáng sống nhất thế giới. Nơi đây hấp dẫn không chỉ bởi vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên mà còn là những chính sách mở mà thành phố nhằm thu hút các nhà đầu tư, nhân lực giỏi, ưu tú để phát triển kinh tế vượt bậc.

Mục tiêu quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, là xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế – xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Bản đồ thành phố Đà Nẵng
Bản đồ thành phố Đà Nẵng

Cụ thể, Đà Nẵng sẽ có vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đối mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ.

Đồng thời Đà Nẵng cũng là một trong những trung tâm văn hóa – thể thao, giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học – công nghệ phát triển của đất nước, trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế.

Đà nẵng cũng sẽ là thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên; trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.

Quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng

Phát triển các trung tâm phân tán, gồm:

  • Trung tâm đô thị gắn với Trung tâm Thành phố;
  • Trung tâm dịch vụ Công nghệ cao tại khu vực Tây Bắc Thành phố;
  • Trung tâm thương mại dịch vụ gắn với Ga đường sắt mới;
  • Trung tâm Đối mới sáng tạo tại phía Nam Thành phố.

Xem thêm chi tiết: Link

Quy hoạch thành phố Nha Trang

Định hướng quy hoạch thành phố Nha Trang đến năm 2025 nêu ra một số chương trình và dự án ưu tiên đầu tư thực hiện trong giai đoạn đầu.

Bản đổ quy hoạch Nha Trang
Bản đổ quy hoạch Nha Trang

Đó là xây dựng các đơn nguyên của trạm xử lý nước thải và hệ thống thoát nước thải theo dự báo phát triển của từng giai đoạn; xây dựng công viên sinh thái công cộng và các khu chức năng đô thị tại khu vực Đồng Bò; cải tạo khu vực chợ Đầm đến sông Cái và tổ chức khu vực này thành trung tâm đi bộ gắn với khu đô thị cổ nhất của Nha Trang; các dự án phát triển đô thị mới tại khu vực sân bay Nha Trang hiện nay.

Bên cạnh đó, khôi phục rừng ngập mặn tại khu vực Đầm Bấy, phát triển khu bảo tồn sinh cảnh tại Đầm Tre; những dự án cải tạo các khu chức năng thuộc phường Phước Tiến, Vĩnh Thọ, Vĩnh Phước, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hải; các dự án hoàn thiện công viên ven biển theo hướng tạo nhiều không gian quảng trường với nhiều cây xanh bóng mát, đan xen các dịch vụ tại những vị trí phù hợp trong công viên ven biển…

Xem thêm chi tiết: Link

Quy hoạch Bả Rịa Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu được định hướng sẽ phát triển trở thành trung tâm kinh tế, đô thị vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, với tiềm năng ấn tượng về công nghiệp – nông nghiệp, xuất nhập khẩu biển, du lịch, vấn đề quy hoạch hạ tầng là vấn đề vô cùng cấp thiết trong sự phát triển của khu vực trong tương lai.

Định hướng quy hoạch thành phố Vũng Tàu:

  • Là trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ công cộng và đầu mối giao lưu quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Là trung tâm du lịch, thương mại – tài chính – ngân hàng, dịch vụ hậu cần thủy hải sản, dịch vụ hàng hải, phát triển cảng biển, dịch vụ khai thác và chế biến dầu khí của cả nước.
  • Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường biển.

Xem thêm chi tiết: Link

Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào về thông tin quy hoạch bất động sản Việt Nam, đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ Quốc Bảo Bất Động Sản để được tư vấn tận tình, chuyên nghiệp và miễn phí.

CHUYÊN NHẬN MUA BÁN KÝ GỬI – CHO THUÊ – THIẾT KẾ THI CÔNG NỘI THẤT BẤT ĐỘNG SẢN

Hotline 24/7: 0909 835 113

(Phone, iMessage, Viber, Zalo, Whatsapp, Wechat)

Hotline dự án tư vấn Bất Động Sản: 0909 835 113

(Phone, Viber, Zalo, iMessage, Wechat, Whatsap

Nhận Báo giá
zalo chat
0909 835 113