Hướng Dẫn Soạn Hợp Đồng Thuê Mặt Bằng Chuẩn 2021
Nhu cầu thuê mặt bằng hiện nay cũng cực nhiều không chỉ ở các thành phố lớn mà cả các khu vực thị xã, thị trấn ở các tỉnh thành cũng có nhu cầu cao. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho các bạn cách làm một bản hợp đồng thuê mặt bằng một cách chi tiết bài bản và đầy đủ nhất.

Hợp đồng thuê mặt bằng là gì?
Hợp đồng thuê mặt bằng là một văn bản ký kết của 2 bên cho thuê và bên thuê để đạt được sự thỏa thuận nhất định với mục đích cho thuê quyền sử dụng mặt bằng để kinh doanh.
Bên cho thuê là chủ sở hữu của mảnh đất, mặt bằng hoặc là người được ủy quyền hợp pháp để cho thuê mặt bằng kinh doanh thông qua các loại giấy tờ pháp lý là giấy chứng nhận quyền sở hữu mặt bằng và giấy ủy quyền cho thuê mặt bằng. Bên thuê là cá nhân đi thuê mặt bằng để kinh doanh.
Đối tượng hợp đồng thuê mặt bằng.
Đối tượng của hợp đồng cho thuê mặt bằng là bất động sản có thể là nhà cửa, đất đai, căn hộ, kiot, căn hộ…trong quá trình kinh doanh có phát sinh lợi nhuận.
Trong hợp đồng cho thuê mặt bằng, đối với từng loại bất động sản có những điều kiện cần thiết riêng để thỏa mãn điều kiện cho thuê mặt bằng.
+Với mặt bằng cho thuê là đất: cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có tranh chấp về quyền sử dụng đất và còn thời hạn sử dụng.
+Với nhà, công trình xây dựng:
Đối với nhà, công trình xây dựng: phải có giấy đăng ký quyền sở hữu nhà gắn với đất ở trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công trình xây dựng cũng tương tự như thế. Nếu công trình xây dựng, nhà có trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Ngoài ra không được có tranh chấp về quyền sử dụng đất, không bị kê biên.

Đối tượng trong hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh gồm bên thuê, bên cho thuê, có thể có cả bên thứ 3 là bên môi giới bất động sản. Các bên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trong giao dịch dân sự, có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự trong đó phải tự nguyện tham gia giao dịch mà không có dấu hiệu bị ép buộc, cưỡng chế.
Nếu bên cho thuê là cá nhân, hộ gia đình cho thuê bất động sản với quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không cần thành lập doanh nghiệp. Nếu tổ chức, cá nhân cho thuê kinh doanh bất động sản thì phải thành lập doanh nghiệp với vốn pháp định từ 20 tỷ đồng.
Tại sao cần có hợp đồng thuê mặt bằng?
Khi cho thuê hay đi thuê mặt bằng kinh doanh cần có hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh để khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp có căn cứ để giải quyết. Bản hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh sẽ giải quyết hết mọi thứ mà không cần tranh cãi.

Bạn là người đi thuê hay cho thuê thì việc làm hợp đồng thuê mặt bằng là điều không thể thiếu và cần thiết. Thông qua bản hợp đồng hai bên sẽ thống nhất được các yêu cầu, mong muốn của 2 bên thông qua các điều khoản trong hợp đồng để thực hiệ các vấn đề một cách tốt nhất.
Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng.
Các bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng thuê mặt bằng dưới đây.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
HỢP ĐỒNG THUÊ MẶT BẰNG
Căn cứ Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2017
Căn cứ Luật kinh doanh bất động sản 2014 và Luật nhà ở 2014;
Căn cứ vào nhu cầu của các bên;
Hôm nay ngày……….tháng……… năm 20…… tại địa chỉ …………………….
Chúng tôi gồm có:
Bên thuê: (Gọi tắt là Bên A)
- Họ và tên:……………………………………………………Năm sinh:……
- Địa chỉ:……………………………………………………………………
- CMND số:………………………………………………………………………
- Điện thoại:…………………………………………………………………
Bên cho thuê: (Gọi tắt là Bên B)
- Họ và tên: ………………………………………………Năm sinh:……
- CMND số:…………………………………………………………………
- Nơi ở hiện tại: ……………………………………………..
- Điện thoại:……………………………………………………
Hai bên cùng thoả thuận ký hợp đồng thuê mặt bằng với các điều khoản sau đây:
Điều 1: Đối tượng hợp đồng
Bên B đồng ý cho Bên A thuê mặt bằng để kinh doanh …………………. tại địa chỉ số….. thuộc sở hữu hợp pháp của Bên B.
Chi tiết mặt bằng bao gồm: ………………………………………….(ví dụ: tầng 1 và tầng 2 trong căn nhà 4 tầng, với ban công, hệ thống điện nước đã sẵn sàng sử dụng được, các bóng đèn trong các phòng và hệ thống công tắc, các bồn rửa mặt, bồn vệ sinh đều sử dụng tốt.)
Điều 2: Thời hạn thuê
Thời hạn:………….. năm tính từ ngày ngày … tháng …. năm …… Hết hạn Hợp đồng, Bên A được quyền ưu tiên thuê tiếp nếu có nhu cầu.
Điều 3: Giá cả và phương thức thanh toán
3.1 Giá cả
- Giá thuê mặt bằng cố định kể từ khi ký Hợp đồng là: ………………………….. . Bằng chữ:……………….
- Số tiền thuê nói trên không bao gồm các chi phí dịch vụ như: điện, nước, điện thoại, internet, fax, dọn vệ sinh… Các chi phí này sẽ do Bên A trực tiếp thanh toán hàng tháng với các cơ quan cung cấp dịch vụ cho khu nhà kể từ sau ngày ký Hợp đồng này.
- Giá trên không bao gồm thuế VAT, thuế môn bài, thuế nhà hoặc các loại thuế khác (Các chi phí này nếu phát sinh thì sẽ do bên thuê mặt bằng thanh toán).
3.2 Phương thức thanh toán:
- Tiền thuê mặt bằng được thanh toán ……… tháng một lần và được thanh toán vào các ngày từ 01 đến ngày 05 của tháng đầu kì thanh toán. Trường hợp thanh toán chậm phải báo với bên cho thuê và được bên cho thuê đồng ý.
- Đơn vị giao dịch và thanh toán là đồng Việt Nam.
3.3 Hình thức thanh toán: ………………………………(Việc thanh toán sẽ bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.)
Điều 4: Quyền và Trách nhiệm của Bên B
- Bàn giao mặt bằng cho Bên A sử dụng cùng các thiết bị đi kèm (Kèm theo phụ lục) ngay sau khi ký hợp đồng. Số lượng, chủng loại và chất lượng các thiết bị được ghi trong Biên bản bàn giao đính kèm hợp đồng thuê mặt bằng này với chữ ký của Đại diện hai bên.
- Bảo đảm quyền cho thuê và cam kết không có bất kỳ một tranh chấp, khiếu nại nào đối với mặt bằng cho Bên A thuê.
- Bảo đảm quyền sử dụng trọn vẹn và riêng rẽ của Bên A đối với phần diện tích cho thuê đã nói ở Điều 1.
- Tạo mọi điều kiện cho Bên A trong việc sử dụng mặt bằng, đảm bảo về quyền sử dụng dịch vụ công cộng cho bên thuê A.
- Không được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong suốt thời hạn thuê nếu không thống nhất được với bên A.
- Trong trường hợp nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì phải có trách nhiệm bồi thường cho bên A số tiền tường ứng với 02 tháng tiền cho thuê như quy định tại tại hợp đồng này.
- Phối hợp và giúp đỡ bên thuê trong những vấn đề liên quan đến bên thứ 3 nếu có phát sinh và pháp luật có quy định bắt buộc (Mọi chi phí nếu có thuộc bên A).
- Không được tăng giá cho thuê trong suốt thời gian của hợp đồng thuê mặt bằng. Trường hợp hai bên tiếp tục hợp đồng theo thời hạn mới thì Bên B có thể được tăng giá cho thuê theo giá thị trường tại thời điểm ký kết nhưng không được vượt quá 10% tổng hợp đồng trước đó.
Điều 5: Quyền và Trách nhiệm của bên A
- Sử dụng diện tích mặt bằng quy định tại Điều 1 đúng mục đích và không được sử dụng vào các mục đích khác ví dụ như ký hợp đồng cho thuê lại hoặc chuyển nhượng hợp đồng thuê mặt bằng này cho bất kỳ một bên thứ ba khác.
- Thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền thuê mặt bằng theo Điều 3.
- Bảo quản, giữ gìn mọi trang thiết bị thuộc sở hữu của Bên B. Trường hợp xảy ra hỏng hóc do lỗi Bên A gây ra thì Bên A phải hoàn lại theo giá trị thiệt hại (Hoặc tự lắp đặt lại thiết bị nếu bên cho thuê đồng ý).
- Sử dụng mặt bằng thuê đúng pháp luật, tuân thủ các quy định về đảm bảo vệ sinh, trật tự, an toàn và phòng chống cháy, nổ theo quy định chung của Nhà nước và nội quy bảo vệ của toàn bộ khu nhà.
- Bàn giao lại mặt bằng và trang thiết bị cho Bên B khi hết hạn hợp đồng. Khi dời mặt bằng thuê, Bên A không được quyền tháo dỡ trang thiết bị do Bên B lắp đặt.
- Trong thời hạn Hợp đồng, nếu không còn nhu cầu thuê, Bên A phải báo cho Bên B trước 15 ngày để hai bên cùng quyết toán tiền thuê và các khoản khác.
- Có trách nhiệm đóng góp về chi phí bảo vệ và vệ sinh theo quy định của toàn bộ khu nhà.
- Trong quá trình thuê không được tự ý sửa chữa, thay đổi kết cấu và kiến trúc nếu không có sự đồng ý của bên B.
- Bên A có quyền đề xuất hoặc thỏa thuận chia sẻ chi phí với bên B về việc sửa chữa, bảo dưỡng mặt bằng nếu mặt bằng này có dấu hiệu xuống cấp, chất lượng đi xuống trong thời hạn của hợp đồng.
Điều 6: Thỏa thuận chung
- Bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp Bên A vi phạm các điều khoản ghi trong Hợp đồng mà không thống nhất được giữa hai bên.
- Trường hợp có phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, hai bên chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng, đàm phán. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại cơ quan thẩm quyền theo luật định.
- Hợp đồng này gồm 06 điều, lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản để thực hiện.
- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.
BÊN THUÊ BÊN CHO THUÊ

Thông qua bài viết hi vọng các bạn có được hiểu biết rõ về hợp đồng thuê mặt bằng để có thể thuê và cho thuê mặt bằng một cách bài bản, chính xác để không xảy ra tranh chấp, kiện tụng trong quá trình đi thuê và cho thuê mặt bằng.
Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào về hợp đồng thuê mặt bằng, đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ Quốc Bảo Bất Động Sản để được tư vấn tận tình, chuyên nghiệp và miễn phí.
CHUYÊN NHẬN MUA BÁN KÝ GỬI – CHO THUÊ – THIẾT KẾ THI CÔNG NỘI THẤT BẤT ĐỘNG SẢN
☎ Hotline 24/7: 0909 835 113
(Phone, iMessage, Viber, Zalo, Whatsapp, Wechat)
Hotline dự án tư vấn Bất Động Sản: 0909 835 113
(Phone, Viber, Zalo, iMessage, Wechat, Whatsap